Chứng nhận VIETGAP thủy sản: Lợi ích & phạm vi tác dụng
  • Th06 11, 2024
  • GCDRI BTV by GCDRI BTV

Chứng nhận VietGAP thuỷ sản là tiêu chuẩn đánh giá, cung cấp chứng nhận cho các sản phẩm của nhiều đơn vị nuôi trồng thuỷ sản. Nhờ vào VietGAP, doanh nghiệp có thể  nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Qua bài viết này, bạn hãy cùng GCDRI tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của chứng nhận VietGAP nhé!  

1. Khái quát về chứng nhận VIETGAP thủy sản  

Chứng nhận VietGAP thuỷ sản được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng về an toàn thực phẩm và trách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp. Do đó, việc tuân thủ các nguyên tắc VietGAP sẽ giúp đơn vị nuôi trồng thủy hải sản cải thiện được chất lượng sản phẩm và điều kiện làm việc cho người lao động. Dưới đây là những nội dung chính của tiêu chuẩn VietGAP thủy sản:  

2.1 Chứng nhận VIETGAP thủy sản là gì?  

VietGAP là tên viết tắt của "Vietnamese Good Aquaculture Practices", được hiểu là “thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam”. Đây là tiêu chuẩn quan trọng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phát hành và được điều chỉnh theo Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS. Tiêu chuẩn này đặt ra các quy định cụ thể để hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động trong ngành nuôi trồng thủy sản.   

Chứng nhận VietGAP thủy sản là quá trình mà các cơ quan đánh giá, kiểm tra và cấp chứng chỉ cho những cơ sở nuôi trồng thủy sản đã áp dụng thành công các nguyên tắc của VietGAP trong sản xuất. Mục tiêu chính của chứng nhận này là đảm bảo các sản phẩm thủy sản có chất lượng an toàn, giảm thiểu dịch bệnh và hạn chế ô nhiễm môi trường.   

Bên cạnh đó, VietGAP cũng là cơ sở để doanh nghiệp đảm bảo trách nhiệm xã hội và khả năng truy xuất nguồn gốc. Từ đó, nhà nước có thể thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng bền vững và an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.  

chứng nhận VIETGAP thủy sản

Chứng nhận VietGAP thủy sản là quá trình mà các cơ quan đánh giá chất lượng thuỷ sản  

2.2 Phạm vi áp dụng  

Chứng nhận VietGAP thủy sản  đưa ra một số yêu cầu cụ thể cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản trong môi trường có thể quản lý được như ao, hồ, bể, đầm, hầm. Đồng thời, tiêu chuẩn sẽ áp dụng cho tất cả các khía cạnh của quá trình nuôi trồng của các doanh nghiệp.   

Các tiêu chuẩn bao gồm môi trường nuôi, việc thả giống, quá trình chăm sóc và cuối cùng là thu hoạch sản phẩm để sử dụng làm thực phẩm. Mục đích chính của chứng nhận VietGAP là đảm bảo rằng tất cả các yếu tố đầu vào đều được kiểm soát chặt chẽ.   

chứng nhận VIETGAP thủy sản

 Tiêu chuẩn sẽ áp dụng cho tất cả doanh nghiệp chăn nuôi thuỷ sản  

2.3 Nguyên tắc chung  

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, việc áp dụng các nguyên tắc an toàn của chứng nhận VietGAP không chỉ giúp cải thiện chất lượng sản phẩm mà còn góp phần bảo vệ môi trường và cộng đồng. Để đạt được những mục tiêu này, các doanh nghiệp thủy sản phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản như sau:   

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm: Các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn và quy định về an toàn thực phẩm. Điều này bao gồm việc sử dụng các phương pháp và vật liệu an toàn trong suốt quá trình nuôi trồng để đảm bảo sản phẩm cuối cùng không chứa các tác nhân gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.  

  • Đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho thủy sản: Các doanh nghiệp nuôi trồng phải tạo điều kiện sống tối ưu cho thủy sản, bao gồm duy trì sức khỏe tốt, giảm stress và hạn chế các nguy cơ về dịch bệnh.   

  • Kế hoạch và trách nhiệm với môi trường: Doanh nghiệp phải phát triển các kế hoạch bảo vệ môi trường rõ ràng và tuân thủ các quy định của nhà nước. Ví dụ như giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh thông qua việc kiểm soát chặt chẽ chất thải và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.  

  • Trách nhiệm với xã hội và an toàn cho người lao động: Nguyên tắc này nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong việc duy trì sự công bằng và đảm bảo an toàn lao động cho công nhân. Ví dụ, đơn vị nuôi trồng cần lắp đặt hệ thống xử lý nước thải hiện đại để bảo vệ môi trường nguồn nước xung quanh.   

VIETGAP thủy sản

Việc nuôi trồng phải tạo điều kiện sống tối ưu cho thủy sản  

3. Một số lợi ích quan trọng của chứng nhận VIETGAP thủy sản  

Việc áp dụng VietGAP không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho các cơ sở nuôi trồng mà còn đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có thể tận dụng tiêu chuẩn này để tăng cường sự hài lòng của người tiêu dùng và nâng cao uy tín thương hiệu. Dưới đây là một số lợi ích cụ thể mà chứng nhận VietGAP thủy sản mang lại:   

Đối với cơ sở nuôi trồng:  

  • Tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ vật tư đầu vào, từ đó giảm các chi phí không cần thiết như phí điều trị bệnh cho tôm cá, chi phí quản lý,...  

  • Doanh nghiệp có thể xử lý tốt chất thải và nâng cao điều kiện sống của thủy sản để hạn chế sự bùng phát của dịch bệnh.  

  • Đơn vị nuôi trồng sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm và đảm bảo chất lượng đầu ra an toàn.  

  • Doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.   

  • Các công ty dễ dàng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước nhờ đảm bảo chất lượng sản phẩm.  

  • Doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với người lao động và cộng đồng địa phương.  

Đối với người lao động:  

  • Người lao động được đảm bảo quyền lợi và làm việc trong điều kiện đảm bảo an toàn, vệ sinh.  

  • Nhân viên có cơ hội tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật VietGAP để áp dụng kiến thức vào thực tiễn.  

Đối với người tiêu dùng:  

  • Khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn về sản phẩm sạch và an toàn.  

  • Sản phẩm đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.  

  • Chứng nhận khẳng định sản phẩm được sản xuất theo quy trình an toàn và bền vững của Việt Nam. Do đó, các mặt hàng thuỷ sản sẽ nổi bật trên thị trường và thu hút sự chú ý của người tiêu.   

Đối với cơ sở chế biến thủy sản:  

  • Có được nguồn nguyên liệu đầu vào cao cấp và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt.  

  • Tăng cường độ tin cậy và được ưu tiên lựa chọn bởi khách hàng nhờ vào chất lượng sản phẩm đảm bảo.  

  • Hạn chế tối đa rủi ro liên quan đến việc sản phẩm bị từ chối nhập khẩu hoặc phải trải qua các cuộc kiểm tra chất lượng do không tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm.  

chứng nhận VIETGAP thủy sản

 Đơn vị nuôi trồng tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm  

4. Chứng nhận VIETGAP thủy sản có bản chất như thế nào?  

Chứng nhận VietGAP thủy sản là một phương pháp tiên tiến nhằm kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm thủy sản đạt tiêu chuẩn. Cụ thể, chứng nhận này sẽ kiểm soát 4 nhóm nguy hại sau đây:   

  • Mối nguy gây mất an toàn thực phẩm.  

  • Mối nguy gây mất an toàn sức khỏe thủy sản nuôi.  

  • Mối nguy gây mất an toàn đối với môi trường bên ngoài.  

  • Mối nguy gây mất an sinh xã hội.  

5. Yêu cầu cần tuân thủ của chứng nhận VIETGAP thủy sản  

Khi nuôi trồng thủy sản, các đơn vị cần tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc của VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm. Sau đây là một số yêu cầu quan trọng mà doanh nghiệp cần biết khi áp dụng tiêu chuẩn này:   

Yêu cầu chung:   

  • Các cơ sở nuôi trồng thủy sản cần tuân thủ đầy đủ quy định pháp lý hiện hành liên quan đến nuôi trồng thủy sản.  

  • Doanh nghiệp cần đảm bảo việc theo dõi và phân biệt rõ ràng sản phẩm áp dụng chứng nhận VietGAP    thuỷ sản .  

  • Đội ngũ nhân viên phải được đào tạo và có kỹ năng phù hợp để thực hiện các quy trình.  

  • Đơn vị lưu giữ đầy đủ và cập nhật các tài liệu, hồ sơ liên quan đến các hoạt động nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.  

Nguyên tắc về an toàn thực phẩm: Các hoạt động nuôi trồng thủy sản cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời, đơn vị cũng phải tuân thủ theo quy định của nhà nước và các hướng dẫn của FAO/WHO Codex. Nội dung kiểm soát ở hạng mục này bao gồm:  

  • Chất lượng của nguồn nước.  

  • Thức ăn nuôi trồng, nguồn thuốc, sản phẩm xử lý sinh học và cải tạo môi trường.  

  • Vệ sinh ao hồ nuôi trồng.  

  • Quá trình thu hoạch và hình thức vận chuyển.  

Nguyên tắc quản lý sức khỏe thủy sản: Trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản, các đơn vị cần chọn đối tượng nuôi phù hợp và đảm bảo vệ sinh môi trường sống để hạn chế các nguy cơ về dịch bệnh. Các nội dung kiểm soát bao gồm:  

  • Giống thủy sản.  

  • Chế độ ăn uống.  

  • Tần suất theo dõi sức khỏe thủy sản và các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan bệnh dịch.  

  • Loại kháng sinh được sử dụng.   

  • Quy trình xử lý nuôi sau khi đã thu hoạch.   

Nguyên tắc bảo vệ môi trường: Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, các đơn vị cần có trách nhiệm đối với môi trường. Đồng thời, quy trình chăn nuôi phải phù hợp với các quy định của pháp luật trong nước và các thỏa thuận quốc tế. Các điểm cần kiểm soát bao gồm:  

  • Tuân thủ các cam kết bảo vệ môi trường.  

  • Quản lý việc sử dụng và xử lý nước thải.  

  • Kiểm soát sự bùng nổ của dịch bệnh gây hại.  

  • Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.  

Về mặt kinh tế và xã hội: Các hoạt động nuôi trồng thủy sản cần thực hiện một cách có trách nhiệm với cộng đồng và tôn trọng giá trị văn hóa của địa phương. Đồng thời, đơn vị nuôi trồng cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật và điều khoản về quyền lao động do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đề ra. Cụ thể như:  

  • Việc sử dụng lao động.  

  • Đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động.  

  • Quản lý hợp đồng và mức lương của người lao động.  

  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến cộng đồng.  

chứng nhận VIETGAP thủy sản

 Thực phẩm cần đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm  

6. Quy trình đạt chứng nhận VIETGAP thủy sản  

Để đạt được chứng nhận VIETGAP thủy sản, các doanh nghiệp cần trải qua một quy trình bài bản và chi tiết. Quá trình này bao gồm bốn bước chính như sau:   

  • Bước 1 - Xây dựng môi trường nuôi trồng đạt chuẩn VietGAP: Các cơ sở nuôi trồng thủy sản phải thiết lập và duy trì một môi trường nuôi trồng đáp ứng các tiêu chuẩn của VietGAP. Điều này bao gồm việc xây dựng quy trình, kế hoạch và hoạt động sản xuất phù hợp. Thông thường, đơn vị sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia hoạch tổ chức tư vấn chuyên nghiệp để đảm bảo mọi yếu tố được thực hiện theo đúng quy định của VietGAP.  

  • Bước 2 - Đăng ký chứng nhận VietGAP: Sau khi hoàn thiện các điều kiện và yêu cầu theo tiêu chuẩn VietGAP, doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký chứng nhận với một tổ chức độc lập. Lưu ý, tổ chức chứng nhận này không được là đơn vị đã cung cấp dịch vụ tư vấn.  

  • Bước 3 - Đánh giá hồ sơ cơ sở nuôi trồng: Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá hồ sơ và các tài liệu liên quan đến VietGAP mà doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng. Điều này bao gồm việc kiểm tra các yêu cầu pháp lý, nhân lực cũng như tính đầy đủ và phù hợp của tài liệu.  

  • Bước 4 - Đánh giá triển khai thực tiễn VietGAP tại cơ sở: Cuối cùng, tổ chức chứng nhận sẽ kiểm tra trực tiếp tại cơ sở nuôi trồng để đảm bảo rằng các nguyên tắc và quy định của VietGAP được tuân thủ một cách nghiêm ngặt trong thực tế. Đánh giá này giúp xác nhận mức độ tuân thủ và hiệu quả của doanh nghiệp khi áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP.

chứng nhận VIETGAP

Các cơ sở nuôi trồng thủy sản phải xây dựng môi trường nuôi trồng đạt chuẩn  

7. Đăng ký chứng nhận VIETGAP thủy sản ở đâu uy tín?  

Nếu bạn đang tìm kiếm một tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận VietGAP thuỷ sản thì có thể tham khảo GCDRI. Công ty hiện đang là một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực tư vấn chứng nhận quốc tế tại Việt Nam. Nhờ vào đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và quy trình làm việc chuyên nghiệp, GCDRI tự hào đã giúp hàng trăm doanh nghiệp vượt qua nhiều yêu cầu khắt khe của các tiêu chuẩn quốc tế. Một số ưu điểm nổi bật khác của công ty là:  

  • Công ty cung cấp hệ thống dịch vụ đồng bộ và khép kín để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng.   

  • GCDRI là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực Kiểm tra và Chứng nhận Toàn cầu với mạng lưới kiểm tra viên đông đảo tại Việt Nam và thị trường quốc tế.   

  • Hệ thống chứng nhận của GCDRI có giá trị toàn cầu và dễ dàng tra cứu trên các hệ thống xác thực.   

  • Có hơn 20 đơn vị đối tác toàn cầu, có kinh nghiệm thực hiện hơn 200+ dự án và đã từng làm việc với các công ty lớn như  Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Sản Xuất Nội Thất The One; Công Ty Tnhh Mtv Viet Sun Birdnest,...  

chứng nhận VIETGAP thủy sản

Công ty hiện đang là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực tư vấn chứng nhận quốc tế   

Đạt được chứng nhận VietGAP thuỷ sản là cơ hội để các đơn vị nuôi trồng mở ra cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể xây dựng niềm tin ở người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ chứng nhận VietGAP thì hãy liên hệ GCDRI nhé!  

THÔNG TIN LIÊN HỆ:  

  • Địa chỉ trụ sở: TM27A, Tầng 3 - Tòa A1 Phương Đông GreenPark, Số 1 Đường Trần Thủ Độ , Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội, Việt Nam.  

  • Website: https://gcdri.com/    

  • Hotline: 0904.889.859 - 0908.060.060  

  • E-mail: info@gmail.com   

Chia sẻ:
DMCA.com Protection Status DMCA compliant image