Tiêu chuẩn ISO 14001: Tính chất, phiên bản và đối tượng áp dụng

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 đã trở thành xu hướng tất yếu cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều cơ sở vẫn chưa biết tiêu chuẩn ISO là gì và đối tượng nào cần áp dụng tiêu chuẩn này. Do đó, bài viết dưới đây của GCDRI sẽ cung cấp cho bạn khái niệm và lợi ích của tiêu chuẩn ISO, cũng như quy trình xin chứng nhận ISO nhanh chóng nhất.  

1. Khái quát về hệ thống tiêu chuẩn ISO 14001  

Chứng nhận ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống Quản lý Môi trường (EMS - Environmental Management System) được ISO ban hành. Để tìm hiểu kỹ hơn về tiêu chuẩn ISO 14001, mời bạn đọc theo dõi qua mục thông tin dưới đây nhé!  

1.1 Tiêu chuẩn ISO 14001 là gì?  

Tiêu chuẩn ISO 14001 là một hệ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management System - EMS). Tiêu chuẩn này được thiết kế để xác định các nguyên tắc và yêu cầu trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp. Mục đích chính của ISO 14001 là giúp các cơ sở hoạt động kinh doanh:  

  • Đánh giá và kiểm soát tác động môi trường đối với các hoạt động sản xuất và dịch vụ của doanh nghiệp.  

  • Tuân thủ các quy định và pháp luật hiện hành về quản lý và bảo vệ môi trường.   

  • Cải tiến liên tục hiệu suất môi trường của tổ chức.  

  • Đạt được các mục tiêu và chính sách môi trường do doanh nghiệp đã đề ra.  

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001  giúp các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Bên cạnh đó, ISO 14001 còn giúp doanh nghiệp đảm bảo quá trình phát triển đi đôi với công tác bảo vệ môi trường xung quanh. Từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng niềm tin và sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của mình.  

tiêu chuẩn ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường  

1.2 Tính chất của chứng nhận 14001  

Tiêu chuẩn ISO 14001 được ban hành để thiết lập các quy tắc đánh giá, đảm bảo tổ chức kiểm soát được tác động của quá trình sản xuất đối với môi trường xung quanh. Nội dung của ISO 14001:   

  • Là cam kết của tổ chức: Đầu tiên, ISO 14001 là cam kết của tổ chức trong việc giảm thiểu lượng rác thải và bảo vệ môi trường trong sản xuất. Cam kết này bao gồm các quy trình, thủ tục, hướng dẫn và ghi chép liên quan đến kiểm soát tác động của quá trình sản xuất, dịch vụ của tổ chức tác động đến môi trường xung quanh.   

  • Xác định các khía cạnh môi trường: ISO 14001 cũng giúp phân tích các hoạt động của tổ chức, xác định các khía cạnh có khả năng ảnh hưởng đến môi trường. Từ đó đưa ra các kế hoạch giúp xây dựng mục tiêu phát triển đi đôi với việc bảo vệ môi trường.   

  • Giám sát và đo lường: ISO 14001 còn là hệ thống giúp doanh nghiệp có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp có thể sử dụng các số liệu này để phân tích và đưa ra các biện pháp cụ thể để cải thiện hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường của mình. Đồng thời chứng minh cam kết và trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường.  

  • Giảm thiểu lãng phí: ISO 14001 khuyến khích sử dụng nguyên tắc "3R" (Reduce, Reuse, Recycle) để giảm thiểu lãng phí. Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất từ việc tái chế lại các nguyên vật liệu đã qua sử dụng.   

tiêu chuẩn ISO 14001

Chứng nhận ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống Quản lý Môi trường  

2. Các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 14001  

Tiêu chuẩn ISO 14001 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 chính thức được ban hành vào năm 1996. Sau hơn 20 năm liên tục cải tiến và đổi mới, hiện nay đó có 3 phiên bản ISO 14001 được phát hành lần lượt là ISO 14001:1996; ISO 14001:2004 và ISO 14001:2015. Cụ thể:  

  • ISO 14001:1996: Phiên bản ISO 1996 là phiên bản đầu tiên, đưa ra các khung khổ cơ bản về Hệ thống Quản lý Môi trường (Hệ thống QLMT) và những yêu cầu tối thiểu cho các tổ chức để xây dựng và vận hành hệ thống này.  

  • ISO 14001:2004: Phiên bản sửa đổi lần thứ nhất, tập trung vào việc nâng cao tính hiệu quả của Hệ thống QLMT. Phiên bản này tập trung nhấn mạnh vào việc kiểm soát các tác động của doanh nghiệp để cải thiện chất lượng môi trường. Phiên bản này cùng kêu gọi tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong việc chung tay bảo vệ môi trường sống xung quanh.  

  • ISO 14001:2015: Phiên bản hiện tại, được cập nhật để phù hợp với cấu trúc của các tiêu chuẩn quản lý theo tiêu chuẩn ISO mới nhất, mang đến những ưu điểm như:  

    • Nhấn mạnh vào suy nghĩ chiến lược và tầm nhìn dài hạn về môi trường của các cơ sở, tổ chức.  

    • Thúc đẩy tích hợp Hệ thống QLMT với các hệ thống quản lý khác trong tổ chức.  

    • Tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm giải trình về hiệu suất môi trường của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.  

    • Khuyến khích các tổ chức sử dụng các công cụ quản lý rủi ro và cơ hội để nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo vệ môi trường.  

tiêu chuẩn ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 14001 được ban hành vào năm 1996 và đã có 3 phiên bản chính thức phát hành  

3. Lợi ích của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 là gì?  

ISO 14001:2015 là phiên bản mới nhất của ISO 14001 và đang được sử dụng hiện nay. Phiên bản này mang đến một giải pháp quản lý môi trường hiệu quả, giúp tổ chức kiểm soát tối ưu tác động của mình tới môi trường. Việc tuân thủ theo các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 14001 :2015 sẽ đem đến nhiều lợi ích cho tổ chức, bao gồm:  

  • Giảm chất thải trong quá trình sản xuất: Việc áp dụng ISO 14001:2015 giúp các tổ chức giảm lượng chất thải bằng cách đánh giá và kiểm soát tác động của hoạt động sản xuất của mình đến môi trường xung quanh. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro ô nhiễm mà còn tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh và an toàn hơn cho nhân viên.  

  • Tiết kiệm chi phí và tăng cường hiệu quả: Bằng việc quản lý hiệu quả tài nguyên và năng lượng, ISO 14001:2015 giúp các tổ chức tiết kiệm chi phí vận hành, giảm lãng phí và tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.  

  • Nâng cao uy tín và hình ảnh của tổ chức: Việc có chứng nhận ISO 14001 :2015 giúp nâng cao uy tín và hình ảnh của tổ chức trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng. Điều này thể hiện cam kết của tổ chức trong việc bảo vệ môi trường, chăm sóc cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.  

  • Tuân thủ pháp luật và các yêu cầu của khách hàng: ISO 14001:2015 còn giúp các tổ chức tuân thủ các quy định được pháp luật đề ra để bảo vệ môi trường. Điều này không chỉ giúp tránh được các rủi ro pháp lý mà còn tạo ra được hình ảnh tích cực của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.

tiêu chuẩn ISO 14001

ISO 14001:2015 tập trung vào việc xây dựng một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả hơn  

4. Quy trình chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001  

Để nhận chứng chỉ ISO 14001, tổ chức cần chuẩn bị và triển khai hệ thống quản lý môi trường theo các điều khoản của ISO 14001:2015. Điều này bao gồm việc xây dựng chính sách môi trường, thiết lập mục tiêu, xác định các quy trình và trách nhiệm các bên liên quan liên quan. Cụ thể, quy trình xin  chứng nhận ISO 14001 :2015 bao gồm 5 bước sau:   

Bước 1: Đăng ký chứng nhận và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận  

  • Doanh nghiệp cần liên hệ với tổ chức chứng nhận để đăng ký hồ sơ xin chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001.  

  • Tổ chức chứng nhận sẽ cung cấp thông tin về yêu cầu chứng nhận, các tài liệu cần thiết, và lịch trình đánh giá.  

  • Cả hai bên sẽ thỏa thuận về hợp đồng chứng nhận, bao gồm chi phí, phạm vi chứng nhận và thời hạn chứng nhận.  

Bước 2: Xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá chứng nhận  

  • Doanh nghiệp cần xem xét kỹ thông tin về  tiêu chuẩn ISO 14001 sau đó lập kế hoạch đánh giá chứng nhận, bao gồm các hoạt động và các nguồn lực cần thiết.  

  • Kế hoạch đánh giá nên bao gồm các thông tin về đánh giá nội bộ, việc sửa chữa bất kỳ sai sót nào, và việc soạn thảo tài liệu chứng nhận. 

Bước 3: Đánh giá tài liệu và đánh giá chứng nhận tại hiện trường  

  • Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá tài liệu của doanh nghiệp, bao gồm các chính sách, quy trình, thủ tục, hồ sơ và các bằng chứng liên quan.  

  • Sau khi đánh giá tài liệu, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá tình trạng sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó xác minh hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý môi trường mà doanh nghiệp đã đề ra trong thực tế.  

Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận  

  • Tổ chức chứng nhận sẽ xem xét toàn bộ hồ sơ đánh giá, bao gồm tài liệu và kết quả đánh giá tại hiện trường.  

  • Nếu tổ chức đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của  tiêu chuẩn ISO 14001, tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 14001 cho tổ chức.  

Bước 5: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại  

  • Sau khi doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO 14001, tổ chức chứng nhận vẫn sẽ tiến hành đánh giá định kỳ để đảm bảo doanh nghiệp vẫn tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đã cam kết ban đầu.  

Lưu ý:

  • Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành xin  chứng nhận ISO 14001. Điều này bao gồm việc đào tạo nhân viên, xây dựng hệ thống quản lý môi trường, thu thập đầy đủ thông tin về tiêu chuẩn và yêu cầu của ISO.  

  • Một số ngành nghề có những yêu cầu riêng biệt đối với hệ thống quản lý môi trường. Tổ chức có thể lựa chọn chứng nhận ISO 14001 theo ngành nghề phù hợp với hoạt động của mình  

  • Giấy chứng nhận ISO 14001:2015 chỉ có hiệu lực trong vòng 03 năm. Hết 03 năm, tổ chức cần phải thực hiện đánh giá chứng nhận lại để được cấp giấy chứng nhận mới.  

tiêu chuẩn ISO 14001

Giấy chứng nhận ISO 14001:2015 chỉ có hiệu lực trong vòng 03 năm  

5. Đối tượng nào nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015  

ISO 14001 là tiêu chuẩn thể hiện cam kết của tổ chức trong việc bảo vệ môi trường. Do đó tiêu chuẩn này không chỉ áp dụng cho các tổ chức sản xuất mà còn phù hợp với mọi loại hình tổ chức và ngành nghề. Tuy nhiên, có một vài đối tượng cần phải áp dụng tiêu chuẩn này bao gồm:  

  • Các tổ chức chế biến và sản xuất: Nhà máy, xí nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng là mối đe dọa tiềm ẩn cho môi trường. Lý do chính xuất phát từ việc các cơ sở này thường sử dụng nguyên liệu thô, phát thải khí độc hại, nước thải chưa qua xử lý và xử lý chất thải rắn không đúng cách.   

  • Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, luyện kim và hóa chất: Quá trình khai thác, luyện kim, sản xuất hóa chất thường tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường cao do sử dụng hóa chất độc hại, phát sinh khí thải và nước thải nguy hại.  

  • Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xử lý và tái chế chất thải, sử dụng phế liệu nhập khẩu, sản xuất xi mạ, làm sạch kim loại: Quá trình hoạt động của các tổ chức này có thể phát sinh nhiều chất nguy hiểm như nước thải chứa kim loại nặng, hóa chất, bụi, CO2, NOx, SOx,…

6. Địa chỉ thành lập tiêu chuẩn ISO 14001 nhanh chóng  

GCDRI là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn thành lập  tiêu chuẩn ISO 14001 nhanh chóng và hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về tiêu chuẩn ISO 14001, GCDRI cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ chất lượng cao, hiệu quả.   

Khi lựa chọn GCDRI làm đối tác tư vấn chứng nhận ISO 9001, bạn sẽ được hưởng những dịch vụ sau:  

  • Tư vấn và hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý ISO 14001.  

  • Đào tạo kiến thức về ISO 14001 cho nhân viên.  

  • Hỗ trợ kiểm tra, đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá bên ngoài.  

  • Thực hiện các dịch vụ liên quan đến ISO 14001.  

Suốt nhiều năm hoạt động của mình, đơn vị đã hợp tác và hỗ trợ nhiều đối tác lớn như  công ty TNHH Ngọc Diệp, công ty cổ phần thương mại và sản xuất nội thất The One, công ty TNHH Dương Nhật, công ty TNHH MTV Viet Sun Birdnest,… Do đó, GCDRI tự tin là đối tác đáng tin cậy giúp các doanh nghiệp xây dựng và duy trì hệ thống quản lý môi trường hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

tiêu chuẩn ISO 14001

GCDRI là một trong những đơn vị hỗ trợ thành lập tiêu chuẩn ISO nhanh chóng và hiệu quả  

Trên đây là một số thông tin cơ bản về tiêu chuẩn ISO 14001, bao gồm khái niệm, tính chất, quy trình chứng nhận và đối tượng nên áp dụng. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan và chi tiết về tiêu chuẩn quản lý môi trường quan trọng này. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến ISO 14001, hãy liên hệ ngay với GCDRI để được hỗ trợ ngay nhé!  

Thông tin liên hệ:  

  • Địa chỉ trụ sở: TM27A, Tầng 3 - Tòa A1 Phương Đông GreenPark, Số 1 Đường Trần Thủ Độ , Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội, Việt Nam.  

  • Website: https://gcdri.com/   

  • Hotline: 0904.889.859 - 0908.060.060  

  • E-mail: info@gmail.com    

Chia sẻ:
DMCA.com Protection StatusDMCA compliant image