Chữ ‘CE’ xuất hiện trên nhiều sản phẩm được giao dịch trên thị trường chung trog Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA). Bằng cách gắn dấu CE vào sản phẩm, công ty kinh doanh& sản xuất tuyên bố rằng sản phẩm đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý về dấu CE và có thể được bán trên khắp EEA. Điều này cũng áp dụng cho các sản phẩm được sản xuất tại các quốc gia khác được bán ra tại các thị trường EEA và Thổ Nhĩ Kỳ.
Dấu CE là dấu bắt buộc đối với một số sản phẩm nhất định trong Khu vực Kinh tế Châu Âu A (EEA). Dấu CE được dán trên sản phẩm hoặc bao bì của sản phẩm đó được coi là bằng chứng cho thấy sản phẩm đã đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn hài hòa Châu Âu. Dấu hiệu này, cùng với bất kỳ quảng cáo bán hàng rõ ràng nào khác, cho biết rằng sản phẩm của doanh nghiệp khi đưa ra thị trường cam kết đáp ứng các yêu cầu của (các) Chỉ thị Châu Âu hiện hành. Để hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc về thủ tục pháp lý khi xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu, GCDRI cung cấp dịch vụ đăng ký dấu CE & chứng nhận CE Marking với quy trình chuẩn, thủ tục nhanh chóng và mức phí hợp lý mới nhất 2024.
CE là gì?
CE là viết tắt của “Conformité Européenne” có nghĩa là “Sự phù hợp với luật pháp Châu Âu”. Dấu CE được dán trên sản phẩm hoặc bao bì được coi là bằng chứng cho thấy sản phẩm đã đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn hài hòa Châu Âu. Các nhà sản xuất ở Liên minh Châu Âu (EU) và nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu về đánh dấu CE nếu có để tiếp thị sản phẩm của họ ở Châu Âu. Khi nhà sản xuất đã hoàn thành nghĩa vụ đánh dấu CE cho một sản phẩm, nhà sản xuất có quyền áp dụng dấu CE cho sản phẩm đó. Các chuyên gia tin rằng dấu CE là biểu tượng cho hộ chiếu thương mại của sản phẩm đối với thị trường châu Âu.
Chữ ‘CE’ xuất hiện trên nhiều sản phẩm được giao dịch trên thị trường chung trong Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA). Bằng cách đặt dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tự chịu trách nhiệm tuyên bố sự tuân thủ tất cả các yêu cầu pháp lý để đạt được dấu CE và do đó đảm bảo tính hợp lệ cho sản phẩm đó được bán trên khắp EEA, 28 quốc gia thành viên của EU và các nước thuộc Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA) Iceland, Na Uy, Liechtenstein cùng với Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ
Nếu sản phẩm của doanh nghiệp nằm trong phạm vi chỉ thị yêu cầu đánh dấu CE, doanh nghiệp phải đảm bảo sản phẩm tuân thủ các yêu cầu hiện hành và dán dấu CE trước khi đưa sản phẩm ra thị trường ở EU. Điều này cũng áp dụng nếu sản phẩm của bạn được sản xuất bên ngoài EU. Hơn nữa, các sản phẩm cũ từ bên ngoài EU lần đầu tiên được đưa vào thị trường EU cũng phải có dấu CE.
Thông thường dấu CE được mô tả như một hộ chiếu thương mại vì đây là điều kiện cho phép sản phẩm được di chuyển tự do trong thị trường Châu Âu. Theo luật pháp EU, các Quốc gia Thành viên EU không được phép hạn chế đưa ra thị trường các sản phẩm có dấu CE, trừ khi các biện pháp đó có thể được biện minh dựa trên bằng chứng về việc sản phẩm không tuân thủ. Dấu CE không chỉ ra rằng sản phẩm được sản xuất tại Liên minh Châu Âu. Dấu CE cũng không phải là dấu chất lượng.
Xin lưu ý:
- Doanh nghiệp không thể dán nhãn CE vào các sản phẩm không tuân theo các chỉ thị liên quan của Châu Âu;
- Bằng cách gắn nhãn CE, doanh nghiệp chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc sản phẩm của mình tuân thủ các yêu cầu của các chỉ thị liên quan;
- Các dấu hiệu khác có thể được dán vào sản phẩm miễn là các dấu hiệu đó không gây nhầm lẫn với dấu CE về hình thức hoặc ý nghĩa.
Tổng hợp danh sách sản phẩm yêu cầu đăng ký nhãn CE khi đưa vào thị trường EU
Dưới đây là tổng hợp những hàng hóa phải đạt chứng nhận CE để đáp ứng tiêu chí đủ điều kiện xuất khẩu mới được đưa vào EU hợp pháp.
- Thiết bị bảo vệ cá nhân
- Thiết bị Tương thích điện từ
- Đồ chơi an toàn
- Những sản phẩm liên quan tới thiết kế sinh thái về năng lượng
- Dụng cụ đo
- Thiết bị áp lực đơn
- Thiết bị y tế chẩn đoán trong ống nghiệm
- Du thuyền
- Thiết bị y tế cấy dưới da
- Thiết bị đầu cuối viễn thông có dây và không dây
- Thang máy
- Tủ lạnh và tủ đông dân dụng
- Thiết bị áp lực
- Pháo hoa
- Thiết bị y tế
- Tiếng ồn trong môi trường
- Điện áp thấp
- Thiết bị năng lượng khí đốt
- Nồi hơi nước nóng
- Dụng cụ cân
- Thiết bị và hệ thống bảo vệ sử dụng trong không gian dễ cháy nổ
- Chất nổ dân dụng
- Cáp chuyên chở con người
- Máy móc công nghiệp
Dấu CE không bắt buộc đối với các loại sản phẩm sau, ví dụ:
- hóa chất
- mỹ phẩm
- thực phẩm
- dược phẩm
Tổng quan về các chỉ thị và quy định đánh dấu CE của Liên minh Châu Âu
Dưới đây là tổng quan về các chỉ thị và quy định CE chính. Các liên kết sẽ đưa bạn đến một trang có thông tin về chỉ thị cụ thể.
- Chỉ thị về Máy móc – 2006/42/EC
- Chỉ thị về điện áp thấp – 2014/35/EU
- Chỉ thị EMC – 2014/30/EU
- Chỉ thị về Thiết bị Y tế – 93/42/EEC
- Chỉ thị về Thiết bị Bảo vệ Cá nhân – 89/686/EEC
- Quy định về Sản phẩm Xây dựng – Quy định (EU) số 305/2011
- Chỉ thị về Thiết bị áp lực – 2014/68/EU
- RoHS – Hạn chế các chất độc hại – Chỉ thị – 2011/65/EU
- Chỉ thị về chất thải điện và thiết bị điện tử – 2012/19/EU
- Chỉ thị ATEX – 2014/34/EU
- Chỉ thị về đồ chơi – 2009/48/EC
- Chỉ thị về Thiết bị Vô tuyến – 12014/53/EU
- Chỉ thị Thủ công Giải trí – 94/25/EC
- Chỉ thị về Thiết bị Y tế Cấy ghép Chủ động – 90/385/EEC
- Chỉ thị về chất nổ dùng trong dân dụng – 93/15/EEC
- Chỉ thị về phát thải tiếng ồn trong môi trường – 2000/14/EC
- Chỉ thị về Thiết bị Gas – 2009/142/EC
- Chỉ thị về Thang máy – 1995/16/EC
- Chỉ thị về pháo hoa – 2007/23/EC
- Chỉ thị về Dụng cụ Đo lường – 2004/22/EC
Lưu ý dấu CE không có những ý nghĩa sau
▪ Không thể hiện rằng sản phẩm đã được EU hoặc cơ quan có thẩm quyền khác phê duyệt là an toàn.
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, từ đó áp dụng các quy trình đánh giá sự phù hợp theo yêu cầu của pháp luật hiện hành về hài hòa hóa. Kết quả đánh giá của doanh nghiệp dẫn đến Tuyên bố về sự phù hợp của EU và Dấu CE.
▪ Không cho biết nguồn gốc của sản phẩm.
Một sản phẩm được gắn Dấu CE có thể được sản xuất ở bất kỳ đâu trên thế giới.
▪ Không phải là dấu chất lượng
Là dấu hiệu duy nhất được phép thể hiện sự phù hợp với tất cả các yêu cầu thiết yếu của luật hài hòa của Liên minh quy định việc đánh dấu. Một sản phẩm có thể có các dấu khác nếu chúng không có cùng ý nghĩa với Dấu CE, không có khả năng gây nhầm lẫn với Dấu CE và không làm giảm sự dễ nhìn và khả năng hiển thị của Dấu CE. Về mặt này, các dấu khác chỉ có thể được sử dụng nếu chúng góp phần cải thiện việc bảo vệ người tiêu dùng và không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hài hòa hóa của Liên minh Châu Âu.
Lợi ích khi đăng ký dấu CE
- Sau khi hiểu Chứng nhận CE là gì, chúng ta hãy cùng xem nhãn dán CE mang lại lợi ích gì cho sản phẩm của bạn? Sự có mặt của “dấu CE” đảm bảo cho sản phẩm có khả năng lưu thông tự do, Dấu CE được coi là “hộ chiếu” giúp sản phẩm của bạn có thể dễ dàng tiếp cận toàn bộ thị trường Liên minh Châu Âu (EU) , dành cho các nước EFTA (Châu Âu) trong Hiệp hội Thương mại Tự do.
- Sản phẩm an toàn và đảm bảo cho người tiêu dùng
- Dấu “CE” được coi là “nhãn chất lượng” giúp hội nhập, nâng cao chất lượng thương hiệu và chất lượng sản phẩm, mang tính cạnh tranh. – tăng cường sự hiểu biết về thiết kế và phát triển sản phẩm làm cơ sở cho công nghệ tiên tiến
- Áp dụng tiêu chuẩn nhãn hiệu CE giúp các công ty kinh doanh và sản xuất trong nước mở rộng thị trường xuất khẩu ở thị trường EU và trên toàn thế giới.
Lý do nên có chứng nhận CE Marking và dấu CE
Bằng cách tìm hiểu về các tiêu chuẩn CE Marking và đạt được chứng nhận CE Marking, doanh nghiệp xuất khẩu có thể thu được những lợi ích to lớn:
- Hiểu biết và tuân thủ các yêu cầu pháp lý và kỹ thuật tại thị trường Châu Âu.
- Đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và đối tác kinh doanh, đó cũng có thể là bằng chứng cho thấy sản phẩm do bạn làm ra tuân thủ các yêu cầu pháp lý của CE Marking.
- Dấu CE là “hộ chiếu” để sản phẩm của bạn được phép lưu hành tự do trong các nước EEA.
- Tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của bạn.
- Luôn đảm bảo chất lượng vượt trội và vì lý do đó, nâng cao uy tín và thương hiệu sản phẩm của bạn.
- Để công ty phát triển, hãy phát triển các sản phẩm được cả khách hàng và đối tác kinh doanh tin tưởng.
- Tăng cường cơ hội kinh doanh và phát triển mở rộng thị trường của công ty / doanh nghiệp.
Những thông tin về việc dán nhãn “CE”
Một số câu hỏi thường gặp là làm thế nào để dán nhãn cho sản phẩm sau khi sản phẩm đã được chứng nhận và dán nhãn CE như thế nào cho đúng chuẩn. Dấu CE được Liên minh Châu Âu (EU) quy định chặt chẽ giống như Chứng nhận (Sự phù hợp). Các quy định ghi nhãn thường khác nhau tùy theo sản phẩm.
Sau đây là một số quy định chung:
Tỷ lệ phải được duy trì nhất quán khi điều chỉnh kích thước của biểu tượng dấu “CE”.
Dấu “CE” được định hướng theo chiều dọc và không thể nhỏ hơn 5 mm.
Logo “CE” phải được đặt ở vị trí sao cho dễ nhìn thấy và không bị các logo khác chặn lại.
Khi một sản phẩm mang dấu CE đồng nghĩa với việc sản phẩm đó đã đáp ứng các yêu cầu của Châu Âu và có thể được giao dịch ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chứng nhận CE Marking là bắt buộc đối với hàng hóa vì dấu CE là điều kiện bắt buộc để biết rằng sản phẩm đã tuyên bố tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của Châu Âu. Chứng nhận này cũng được coi là hộ chiếu cho phép sản phẩm được bán tự do tại thị trường châu Âu. Ngoài ra còn có một số quốc gia ngoài Châu Âu như Mỹ, Malaysia, Úc và Iran chấp nhận dấu CE như một dấu hiệu cho thấy chất lượng và độ an toàn của sản phẩm.
Sau khi nhà sản xuất đã thực hiện thành công các thử nghiệm sản phẩm theo yêu cầu của tiêu chuẩn CE và các đánh giá cần thiết đã được Cơ quan thông báo thực hiện, nhà sản xuất có thể dán nhãn CE cho sản phẩm. Việc áp dụng dấu CE được giới hạn ở các sản phẩm mà các chỉ thị và quy định của Châu Âu quy định là bắt buộc hoặc tự nguyện.
Quy trình các bước tiến hình đăng ký CE cho sản phẩm
Bước 1: Cung cấp & trao đổi thông tin sản phẩm
Doanh nghiệp hãy liên hệ với GCDRI và cung cấp cho chúng tôi những thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm có nhu cầu đăng ký chứng nhận CE để có thể hướng dẫn chính xác nhất.
Bước 2: Gửi báo giá & Soạn hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký CE
Sau khi hai bên thống nhất chi phí & dịch vụ được cung cấp sẽ chính thức triển khai ký hợp đồng đăng ký CE Marking cho sản phẩm có nhu cầu.
Bước 3: Triển khai hợp đồng và chuẩn bị hồ sơ sản phẩm.
Các chuyên gia tại GCDRI cùng với Ban lãnh đạo công ty và Phòng đăng ký CE sẽ phối hợp thực hiện ba hoạt động chính.
- Trao đổi tổng thể kế hoạch của dự án, cung cấp các thông tin liên quan tới sản phẩm đăng ký nhãn CE
- Đánh giá nhà máy sản xuất, tài liệu hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm.
- Tư vấn cho doanh nghiệp nhận thức về dấu CE
Bước 4: Cung cấp & Xem xét tài liệu
GCDRI tiến hành kiểm tra các hồ sơ quan trọng và bắt buộc cần thiết để thực hiện đánh giá sản phẩm thuộc phạm vi, chỉ thị. Doanh nghiệp cần cung cấp các tài liệu bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Danh mục nhà cung cấp.
- Kiểm kê thiết bị dụng cụ, dụng cụ đo lường.
- Hồ sơ kiểm soát chất lượng.
- Kết quả thử nghiệm sản phẩm của phòng thí nghiệm tuân thủ các tiêu chí thử nghiệm.
- Ngoài ra các giấy tờ cần thiết ( nếu yêu cầu phát sinh ).
Các tài liệu này sẽ hướng dẫn GCDRI ghi nhận những nội dung đã hoàn thiện và chưa đầy đủ để đảm bảo doanh nghiệp hoàn thiện các tài liệu, nhiệm vụ theo tiêu chuẩn CE.
Bước 5: Kiểm tra và khắc phục
Sau khi triển khai, GCDRI sẽ tiến hành đánh giá lại lần cuối để đảm bảo rằng tất cả tài liệu và nhiệm vụ đã được thực hiện triệt để theo quy định của CE Marking. Nếu xác định được bất kỳ sự khác biệt nào, GCDRI sẽ cung cấp hướng dẫn cần thiết để khắc phục đúng theo yêu cầu CE.
Bước 6: Kiểm tra hồ sơ
GCDRI biên soạn và kiểm tra tất cả các hồ sơ hiện có như một phần của quy trình đánh giá, sau đó đánh giá, xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng cung cấp cho ECM.
Bước 7: Gửi đơn đăng ký tới GCDRI
Báo cáo đánh giá sẽ được điều phối viên GCDRI gửi tới ECM, sau khi nhận được phản hồi từ ECM sẽ báo cáo lại cho doanh nghiệp. Trong trường hợp xảy ra lỗi liên quan tới hồ sơ tài liệu kỹ thuật của sản phẩm, doanh nghiệp sẽ hoàn thiện và cung cấp các hồ sơ còn thiếu ( nếu có). GCDRI luôn có trách nhiệm đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp những vướng mắc phát sinh.
Bước 8: Nhận kết quả & ban hành chứng nhận CE Marking.
Sau khi hoàn thiện đầy đủ các hồ sơ đăng ký CE theo yêu cầu tổ chức chứng nhận, ECM sẽ ban hành cấp chứng nhận CE Marking và GCDRI sẽ nhận chứng nhận CE và bàn giao cho doanh nghiệp.
Bước 9: Kết thúc hợp đồng & thanh lý hợp đồng
Lựa chọn đơn vị tư vấn đăng ký CE và tổ chức chứng nhận CE tại Việt Nam
Hiện nay, GCDRI đã ký thỏa thuận hợp tác cùng tổ chức chứng nhận ECM ( Trụ sở tại Italy) cung cấp chứng nhận máy móc Vật liệu xây dựng và Cơ khí , máy biến áp, thiết bị y tế….v…v….v….đạt tiêu chuẩn CE tại Việt Nam. ECM là cơ quan có thẩm quyền của EU được công nhận (NB.1282) đối với hơn 15 chỉ thị, bao gồm nhiều lĩnh vực sản phẩm, đồng thời đã tham gia đánh giá và chứng nhận hơn 270 danh mục sản phẩm khác nhau, bao gồm cả thiết bị điện tử và kỹ thuật điện. Ngoài việc cấp chứng nhận, ECM còn có phòng thí nghiệm có thể thực hiện các thử nghiệm theo hệ thống đánh giá của bên thứ 3 như vật liệu cách nhiệt, vật liệu chống thấm, tấm sandwich, bộ tản nhiệt và bếp nấu, chất kết dính, cửa công nghiệp, v.v. đã ban hành chứng nhận hàng nghìn sản phẩm và đã tham gia đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật ở Châu Âu.
Liên hệ Hotline: 0904.889.859 (Ms.Hoa)
Dự án CE đã thành công
Dự án tiêu biểu
Một số dự án mà GCDRI đã thực hiện thành công cho khách hàng có nhu cầu đăng ký CE cho sản phẩm
Kể từ khi ký kết hợp đồng và đạt đủ các yêu cầu về hồ sơ tài liệu kỹ thuật sản phẩm nộp cho tổ chức chứng nhận, sẽ mất khoảng 3-5 ngày ban hành chứng nhận CE Marking
Về chi phí báo giá sẽ phụ thuộc vào sản phẩm đăng ký là gì, sản phẩm đăng ký số lượng chỉ thị theo tiêu chuẩn EU là bao nhiêu …mà sẽ có chi phí chi tiết cho khách hàng
GCDRI là đối tác chính thức với ECM có mã số thống báo NB.1282. Khách hàng có thể tra cứu trực tiếp tại Website Ủy ban Châu Âu qua đường link: https://webgate.ec.europa.eu/single-market-compliance-space/#/notified-bodies/free-search
Khách hàng có nhu cầu đăng ký CE xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0904.889.859 ( Call / SMS / Zalo )
Doanh nghiệp mới thành lập có sản phẩm muốn đăng ký CE để xuất khẩu sang Châu Âu là hoàn toàn có thể được.
Khách hàng làm việc với GCDRI sau khi được ban hành chứng nhận CE Marking là chứng nhận thật 100%, thông tin chứng nhận của khách hàng sẽ có thông tin tra cứu trên website chính thức của tổ chức chứng nhận ECM qua đường link: http://certificate.entecerma.it/en/CertificateVerification.aspx
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHỨNG NHẬN TOÀN CẦU
- Address: TM27A, Tầng 3 – Tòa A1 Phương Đông GreenPark, Số 1 Trần Thủ Độ , Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội, Việt Nam.
- Tel: 0904.889.859 – 0908.060.060
- Email: info@gcdri.com
- Website: https://gcdri.com