Đăng ký dấu CE Marking là điều kiện cần thiết giúp các sản phẩm dễ dàng tiếp cận với thị trường Châu Âu. Để hiểu rõ hơn về những ưu điểm cũng như quy trình đăng ký cụ thể, bạn hãy theo dõi bài viết sau của GCDRI nhé! 

1. Tìm hiểu chung về dấu CE Marking 

Dấu CE là chứng nhận được liên minh Châu Âu cấp cho các sản phẩm đã được kiểm định và được phép bán trên thị trường EU. Do vậy, nhiều doanh nghiệp luôn quan tâm và chú trọng vào sản phẩm của đơn vị để đạt được chứng nhận. Dưới đây là một số thông tin cụ thể về dấu CE marking. 

1.1 CE Marking là gì? 

Tiêu chuẩn CE có tên gọi đầy đủ là CE Marking, viết tắt của Conformité Européenne. Chứng nhận CE thể hiện cho sản phẩm đã đáp ứng các yêu cầu của Liên minh Châu Âu và được phép lưu hành tại thị trường Châu Âu. Do đó, các mặt hàng được xuất khẩu và tiêu dùng tại EU phải có ký hiệu CE trên sản phẩm. 

1.2 Dấu CE Marking cần chứng nhận ở sản phẩm nào? 

Đăng ký dấu chứng nhận CE (CE Marking) là yêu cầu bắt buộc đối với nhiều sản phẩm hàng hóa được phép xuất khẩu vào thị trường Liên minh Châu Âu (EU). Các nhà sản xuất phải đảm bảo rằng sản phẩm của họ tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của EU để đạt được dấu CE. Dưới đây là danh sách chi tiết các sản phẩm cần chứng nhận CE: 

  • Thiết bị y tế cấy dưới da:  Các thiết bị y tế được cấy ghép vào cơ thể người, chẳng hạn như máy điều hòa nhịp tim, cấy ghép tai điện tử và các loại implant y tế khác, phải có chứng nhận CE để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng. 

  • Mặt hàng năng lượng khí đốt:  Các thiết bị sử dụng khí đốt như bếp gas, nồi hơi và các thiết bị gas khác phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn về khí đốt và đạt chứng nhận CE trước khi được lưu thông trên thị trường EU. 

  • Cáp treo:  Các hệ thống cáp treo dùng trong vận chuyển người hoặc hàng hóa, bao gồm cáp treo ở các khu du lịch, phải được chứng nhận CE để đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định của EU. 

  • Thiết bị bảo vệ trong môi trường dễ cháy nổ:  Các thiết bị sử dụng trong môi trường có nguy cơ cháy nổ cao, chẳng hạn như thiết bị chống cháy nổ trong các nhà máy hóa chất hoặc mỏ dầu, phải có dấu CE để đảm bảo an toàn khi sử dụng. 

  • Thang máy:  Các hệ thống thang máy trong các tòa nhà phải được chứng nhận CE, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn về cơ khí và điện. 

  • Tủ lạnh, tủ đông:  Các thiết bị gia dụng như tủ lạnh và tủ đông phải đạt chứng nhận CE để đảm bảo tuân thủ các quy định về hiệu suất năng lượng và an toàn điện. 

  • Chất nổ:  Các sản phẩm chứa chất nổ, bao gồm pháo hoa và chất nổ công nghiệp, cần có chứng nhận CE để đảm bảo an toàn trong sản xuất, vận chuyển và sử dụng. 

  • Thiết bị y tế:  Các thiết bị y tế thông thường như máy đo huyết áp, máy siêu âm và các thiết bị chẩn đoán khác cũng cần đạt chứng nhận CE để chứng minh đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả. 

  • Máy móc công nghiệp:  Các loại máy móc sử dụng trong công nghiệp, bao gồm máy tiện, máy cắt và các thiết bị sản xuất khác, phải có chứng nhận CE để đảm bảo an toàn cho người vận hành và tuân thủ các quy định của EU. 

Dấu Ce (Ce Marking) Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết - Dấu Ce
Đăng ký chứng nhận CE (CE Marking) là yêu cầu bắt buộc đối với nhiều sản phẩm hàng hóa 

2. Những giấy tờ cần thiết khi đăng ký dấu CE Marking 

Sau khi đã tham khảo các yêu cầu cũng như những đối tượng áp dụng dấu ce marking, các đơn vị cần chuẩn bị giấy tờ cần thiết để đăng ký dấu CE Marking. Tùy thuộc vào từng quốc gia và từng doanh nghiệp mà giấy chứng nhận CE sẽ yêu cầu những giấy tờ khác nhau, cơ bản gồm có các nội dung sau: 

  • Đơn vị đăng ký, địa chỉ của đơn vị đó 

  • Tên sản phẩm chứng nhận 

  • Số mẫu 

  • Báo cáo kiểm tra – Ngày cấp 

  • Các tiêu chuẩn kiểm tra sản phẩm 

  • Kết luận 

  • Dấu CE 

3. Ưu điểm của dấu CE Marking đối với doanh nghiệp 

Ở Châu Âu, người dân không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn chú trọng đến sức khỏe người dùng. Do đó,  đăng ký dấu CE Marking  là yêu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm của đơn vị vào thị trường này. Cụ thể dấu CE mang lại những ưu điểm nổi bật như sau:  

3.1 Giới thiệu chung 

Khi các doanh nghiệp đủ điều kiện và được cấp dấu chứng nhận CE để xuất khẩu vào thị trường Châu Âu thì sẽ mang lại những lợi ích đáng kể. Đặc biệt, đây là cơ hội tốt để các đơn vị kinh doanh tiếp cận với thị trường tiềm năng, hàng hoá được phân phối dễ dàng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh, góp phần tăng doanh thu, thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển. 

3.2 Lợi ích cho doanh nghiệp 

Đăng ký dấu CE Marking  là điều kiện rất quan trọng mà doanh nghiệp cần đáp ứng khi có cơ hội vào thị trường Châu Âu. Đặc biệt, đây còn là yếu tố giúp doanh nghiệp hoàn thiện và phát triển sản phẩm của mình để thu được những lợi ích như sau: 

  • Khẳng định chất lượng sản phẩm có chất lượng đảm bảo, an toàn với người tiêu dùng, tạo dựng niềm tin với khách hàng. 

  • Các sản phẩm có giấy chứng nhận CE có thể lưu thông tự do tại các quốc gia thuộc thị trường EU. 

  • Giá trị của sản phẩm được tăng lên như thế sẽ tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

  • Khẳng định thương hiệu và nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và quốc tế. 

  • Doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường sang các khu vực tiềm năng trên thế giới. 

  • Chứng nhận CE sẽ giúp hạn chế việc hàng hóa không đáp ứng yêu cầu bị vi phạm và thu hồi tại thị trường EU. 

Dấu Ce (Ce Marking) Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết - Dấu Ce
 Một số lợi ích mà chứng nhận CE mang lại cho doanh nghiệp 

4. Ai có thể đăng ký và sử dụng dấu CE Marking? 

Đăng ký dấu CE Marking là yêu cầu bắt buộc đòi hỏi các doanh nghiệp có các sản phẩm nhất định trong danh mục mặt hàng cần áp dụng dấu CE. Các nhà sản xuất sản phẩm trong EEA và các nhà nhập khẩu hàng hóa trong nước phải đảm bảo mặt hàng đánh dấu ce là phù hợp với tiêu chuẩn. 

Khi doanh nghiệp có sản phẩm vào thị trường EU, các nước EFTA, Na Uy, Thuỵ Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ thì đều bắt buộc gắn dấu CE. Đây là điều kiện tiên quyết mà nhà sản xuất cần đáp ứng để có thể phát triển bền vững ở các thị trường khó tính đầy tiềm năng này. 

Dấu Ce (Ce Marking) Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết - Dấu Ce
 Các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Châu Âu cần đáp ứng yêu cầu về dấu CE 

5. Tham khảo quy định dán nhãn CE trên sản phẩm 

Dấu CE được in trên mỗi sản phẩm thể hiện sản phẩm đó đã thỏa mãn được các yêu cầu của EU và được chấp nhận ở hầu hết các nước trên thế giới. Đây được coi như hộ chiếu thương mại để hàng hoá được vào thị trường Châu Âu.  

Khi tổ chức đánh giá kiểm tra sản phẩm đạt đầy đủ yêu cầu của tiêu chuẩn CE thì sẽ cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp. Lúc này, đơn vị có thể gắn dấu CE trên sản phẩm của mình theo quy định dán nhãn như sau: 

  • Tỷ lệ của biểu tượng dấu CE phải được giữ nguyên khi tăng hay giảm kích thước 

  • Kích thước của dấu CE không được nhỏ hơn 5mm và luôn được đặt theo chiều thẳng đứng 

  • Dấu CE phải được ưu tiên đặt ở vị trí không bị che khuất bởi các logo khác 

Dấu Ce (Ce Marking) Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết - Dấu Ce
 Các quy định về dán nhãn CE trên sản phẩm mà bạn cần nắm 

6. Quy trình đăng ký dấu CE Marking chính xác 

Việc đánh giá tiêu chuẩn CE rất nghiêm ngặt dựa trên nhiều yếu tố khác nhau qua một quy trình phức tạp. Sản phẩm lưu hành tại EU phải được chứng nhận bởi các cơ quan, tổ chức đánh giá uy tín được cấp phép hoạt động. Quy trình  đăng ký dấu CE Marking gồm những bước cụ thể như sau: 

  • Bước 1 : Xác định mục đích của sản phẩm 

Bước đầu tiên trong quy trình đăng ký  chứng nhận CE marking là phải xác mục đích ​​của sản phẩm. Đây là cơ sở cũng như tiền đề để thực hiện các bước tiếp theo. 

  • Bước 2 : Xem xét các chỉ thị hay quy định CE hiện hành 

Hiện có trên 25 chỉ thị và quy định về đánh dấu CE khác nhau cho các sản phẩm hoặc khía cạnh của sản phẩm. Đặc biệt, mỗi một sản phẩm cũng có thể được áp dụng nhiều chỉ thị hay quy định khác nhau. 

  • Bước 3 : Xác định các yêu cầu thiết yếu có liên quan đến việc cấp chứng nhận từ các chỉ thị hay quy định CE hiện hành. Sản phẩm cần được cấp chứng nhận phải đáp ứng tất cả các yêu cầu thiết yếu có liên quan. 

  • Bước 4 : Xác định các tiêu chuẩn hiện hành cũng như yêu cầu thiết yếu đối với sản phẩm cần cấp phép. 

Các tiêu chuẩn hiện hành của Châu Âu là cơ sở được sử dụng để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu thiết yếu đối với sản phẩm cần cần phép. Cơ quan thẩm định sẽ áp dụng quy định phù hợp nhất bởi không phải mọi điều khoản từ các tiêu chuẩn hiện hành đều có thể áp dụng cho sản phẩm. 

  • Bước 5 : Tiến hành lập hồ sơ đánh giá sự phù hợp dựa trên các yêu cầu thiết yếu cũng như các yêu cầu từ tiêu chuẩn 

Các yếu tố được sử dụng để đánh giá sự phù hợp bao gồm thử nghiệm, đo lường, đánh giá rủi ro, kiểm tra trực quan, tính toán, v.v. 

  • Bước 6 : Cung cấp cho người tiêu dùng thông tin cần thiết để sử dụng sản phẩm một cách an toàn, đảm bảo tính nhất quán của sản phẩm khi đánh giá và sản xuất. 

Người dùng sẽ được cung cấp các thông tin về sản phẩm thông qua các hướng dẫn sử dụng, cài đặt và nhãn cảnh báo. Bên cạnh đó, trong quá trình đánh giá sản phẩm cần đảm bảo tính nhất quán của sản phẩm với mẫu đánh giá và thử nghiệm. 

  • Bước 7 : Lưu trữ hồ sơ và tiến hành gắn dấu CE 

Tất cả các tài liệu kỹ thuật trong quá trình đánh giá và thử nghiệm phải được lưu trữ. Sau khi sản phẩm đã đạt được sự phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật có xác nhận và tài liệu đầy đủ thì doanh nghiệp có thể gắn dấu CE vào. 

Dấu Ce (Ce Marking) Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết - Dấu Ce
 Quy trình đăng ký dấu CE Marking bao gồm 9 bước cơ bản  

7. GCDRI – Nơi cung cấp dấu CE Marking uy tín 

Với những yêu cầu nghiêm ngặt và phức tạp về sản phẩm được phép lưu hành trên thị trường liên minh Châu Âu gây một số khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận. Chính vì vậy, các dịch vụ cung cấp  chứng nhận CE Marking đã ra đời nhằm hỗ trợ các đơn vị sản xuất có thể thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng và chính xác.  

Nếu bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn địa chỉ cung cấp dấu CE marking uy tín thì GCDRI sẽ là một lựa chọn hợp lý dành cho bạn. Viện nghiên cứu phát triển chứng nhận toàn cầu (GCDRI) là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận CE cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. GCDRI luôn đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đạt được các chứng nhận quốc tế một cách nhanh chóng và đơn giản nhất. 

Dấu Ce (Ce Marking) Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết - Dấu Ce
 GCDRI- nơi cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký dấu CE uy tín cho bạn lựa chọn 

Chứng nhận CE Marking là yêu cầu quan trọng được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm khi muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU. Đây vừa là cơ hội cũng như thách thức dành cho các đơn vị sản xuất muốn phát triển doanh nghiệp mình. Nếu bạn có quan tâm và muốn được tư vấn thêm về dịch vụ cấp chứng nhận CE này thì có thể liên hệ với GCDRI để được hỗ trợ nhé! 

Thông tin liên hệ: