Dịch vụ làm chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 đang trở thành giải pháp tối ưu giúp các doanh nghiệp xây dựng khẳng định uy tín và năng lực của mình trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt. Các dịch vụ này hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Cùng GCDRI tìm hiểu chi tiết hơn về dịch vụ và chứng chỉ này thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Chứng chỉ năng lực xây dựng có nghĩa là gì?
Chứng chỉ năng lực xây dựng là một loại chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Chứng chỉ này xác nhận rằng tổ chức, doanh nghiệp đó có đủ năng lực và khả năng thực hiện các hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, chứng chỉ năng lực xây dựng thể hiện rằng đơn vị được cấp chứng chỉ đáp ứng các yêu cầu về nhân sự, trang thiết bị, và kinh nghiệm để thực hiện các công việc xây dựng như thiết kế, thi công, giám sát, tư vấn đầu tư xây dựng và các dịch vụ liên quan khác. Việc có chứng chỉ năng lực xây dựng là một điều kiện bắt buộc để các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào các dự án xây dựng.
Chứng chỉ năng lực xây dựng là thông tin nhiều doanh nghiệp cần có
Chứng chỉ này cũng đảm bảo rằng các doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn và khả năng để thực hiện công việc một cách an toàn, hiệu quả và đúng quy định. Đây cũng là cách để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng, bao gồm chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ quan quản lý.
2. Các đơn vị cần có chứng chỉ năng lực xây dựng
Việc có chứng chỉ năng lực xây dựng là yêu cầu bắt buộc đối với các đơn vị xây dựng. Điều này nhằm đảm bảo rằng họ có đủ năng lực, kinh nghiệm và trang thiết bị để thực hiện các công việc xây dựng theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể:
-
Tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng: Các công ty thực hiện dịch vụ tư vấn thiết kế cho các công trình xây dựng, từ thiết kế kiến trúc, kết cấu, cơ điện đến các hạng mục kỹ thuật khác.
-
Tổ chức thi công xây dựng công trình: Các doanh nghiệp, nhà thầu thực hiện công việc thi công, xây dựng công trình từ công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi đến các dự án quy mô lớn khác.
-
Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình: Các đơn vị thực hiện giám sát thi công để đảm bảo công trình được xây dựng đúng thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, và các quy định an toàn.
-
Tổ chức tư vấn quản lý dự án: Các công ty cung cấp dịch vụ quản lý dự án, giúp chủ đầu tư quản lý quá trình thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến khi hoàn thành công trình.
-
Tổ chức tư vấn kiểm định xây dựng: Các đơn vị chuyên về kiểm định, đánh giá chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo rằng công trình đạt các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn.
-
Tổ chức tư vấn khảo sát xây dựng: Các công ty thực hiện khảo sát địa chất, địa hình, thủy văn để cung cấp dữ liệu phục vụ cho công tác thiết kế và thi công xây dựng.
Chứng chỉ năng lực xây dựng là yêu cầu bắt buộc đối với các đơn vị
3. Tìm hiểu các hạng chứng chỉ năng lực công ty xây dựng
Tìm hiểu các hạng chứng chỉ năng lực công ty xây dựng là bước quan trọng để hiểu rõ các tiêu chuẩn và điều kiện cần thiết mà các tổ chức cần đáp ứng để hoạt động trong lĩnh vực này. Dưới đây là 3 loại chứng chỉ phổ biến nhất.
3.1 Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 là chứng chỉ cấp cao nhất trong hệ thống chứng chỉ năng lực xây dựng tại Việt Nam. Chứng chỉ này cho phép các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào các công việc xây dựng có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, và có vai trò quan trọng trong các dự án.
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 là một điều kiện bắt buộc cần có đối với các tổ chức hoặc doanh nghiệp. Các đơn vị này chủ yếu tham gia vào các hoạt động xây dựng được áp dụng với những công trình cấp 1. Chứng chỉ là cơ sở để xác định mức năng lực để tham gia vào các dự án xây dựng.
Đồng thời, chứng chỉ cấp 1 cũng yêu cầu các công ty xây dựng phải tuân thủ đầy đủ những quy định của pháp luật. Điều này giúp các công ty đạt được uy tín, trách nhiệm với khách hàng và xây dựng mối quan hệ trong tương lai.
3.2 Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2 là một trong những chứng chỉ quan trọng trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Được cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp có năng lực thực hiện các công việc xây dựng có quy mô trung bình và đòi hỏi kỹ thuật trung bình. Để đạt được chứng chỉ này, các tổ chức cần có đủ nhân sự chuyên môn, trang thiết bị và kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện các công việc như thiết kế, thi công, giám sát các công trình xây dựng.
Chứng chỉ này giúp đảm bảo rằng các hoạt động xây dựng được thực hiện chính xác, an toàn và đúng quy định. Đồng thời nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của các tổ chức trong thị trường xây dựng nội địa.
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2 được cấp cho các đơn vị có quy mô trung bình
3.3 Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3
Tương tự như chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2, chứng chỉ hạng 3 cũng là yêu cầu cần có của doanh nghiệp khi hoạt động trong lĩnh vực này. Để đạt yêu cầu cấp chứng chỉ, doanh nghiệp cần đạt đủ các điều kiện đề ra của pháp luật.
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3 là một trong những bằng chứng cần thiết cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Được cấp cho các đơn vị có khả năng thực hiện các công việc xây dựng với quy mô nhỏ và đơn giản.
Để đạt được chứng chỉ này, các tổ chức phải có đủ nhân sự kỹ thuật và trang thiết bị cần thiết để thực hiện các công việc như thi công xây dựng, sửa chữa, lắp đặt, và bảo trì các công trình xây dựng. Chứng chỉ này giúp đảm bảo các công việc xây dựng được thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật và các tiêu chuẩn an toàn, phục vụ nhu cầu xây dựng cơ bản và nhỏ trong cộng đồng.
4. Điều kiện cần để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
Quy trình cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3 thường do Bộ Xây dựng hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại địa phương thực hiện, sau khi nhận và xem xét hồ sơ từ tổ chức, cá nhân đề nghị. Chứng chỉ này là minh chứng cho năng lực và uy tín cao của các tổ chức, cá nhân trong ngành xây dựng.
4.1 Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1
Căn cứ vào các quy định trong Điều 66 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức như sau:
-
Đối tượng được cấp có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
-
Đối tượng được cấp có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với đối tượng là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
-
Đối tượng được cấp có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm từng tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị được cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
-
Đối tượng được cấp đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Doanh nghiệp cần thỏa mãn nhiều điều kiện để được cấp chứng chỉ
4.2 Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2
Tương tự, để đủ được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2, thì doanh nghiệp cần có những điều kiện sau:
-
Đối tượng có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
-
Đối tượng được cấp có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với đối tượng là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
-
Đối tượng được cấp có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm từng tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị được cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
-
Đối tượng được cấp đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
4.3 Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3
Căn cứ vào các quy định trong Điều 66 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức như sau:
-
Đối tượng được cấp có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
-
Đối tượng được cấp có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với đối tượng là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài..
-
Đối tượng được cấp có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm từng tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị được cấp chứng chỉ hành nghề từ 2 năm trở lên đối với các cá nhân có trình độ đại học;
-
Đối tượng được cấp có trình độ đại học thuộc những chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm từng tham gia các công việc phù hợp với nội dung được đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 03 năm trở lên đối với các cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
-
Đối tượng được cấp đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Doanh nghiệp cần đạt đủ các điều kiện để được cấp chứng chỉ hạng 3
5. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
Quy trình cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng thường bao gồm các bước sau:
-
Nộp hồ sơ: Đầu tiên, tổ chức hoặc cá nhân sẽ nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, thường là Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng địa phương. Hồ sơ cần bao gồm các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện và tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ.
-
Kiểm tra hồ sơ: Cơ quan quản lý sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá hồ sơ nộp từ tổ chức hoặc cá nhân. Quá trình này có thể bao gồm kiểm tra về học vấn, kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn, cũng như các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.
-
Cấp chứng chỉ hành nghề: Sau khi hồ sơ được xem xét và thẩm định đúng quy định, cơ quan quản lý sẽ cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho tổ chức hoặc cá nhân. Chứng chỉ này là minh chứng cho việc tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện và có năng lực thực hiện các hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật.
Quy trình gồm 3 bước cơ bản để hoàn thành thủ tục cấp chứng chỉ
Dịch vụ làm chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 giúp các doanh nghiệp trong ngành xây dựng đáp ứng các yêu cầu pháp lý và nâng cao uy tín. Với sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ GCDRI, bạn sẽ hoàn thành quy trình cấp chứng chỉ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hãy liên hệ với GCDRI ngay nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ làm chứng chỉ năng lực xây dựng nhé! Thông tin liên hệ:
-
Địa chỉ trụ sở: TM27A, Tầng 3 – Tòa A1 Phương Đông GreenPark, Số 1 Đường Trần Thủ Độ , Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội, Việt Nam.
-
Website: https://gcdri.com/
-
Hotline: 0904.889.859 – 0908.060.060
-
Email: info@gcdri.com